sửa nhà có phải xin phép không? Tư vấn sửa nhà

sua nha co can phai xin phep khong (4)

Căn nhà của bạn trải qua một thời gian sử dụng đã xuống cấp và bạn muốn sửa sang lại cho căn nhà của mình nhưng bạn không biết sửa nhà có phải xin phép không? giấy tờ bao gồm những gì? Cần đến đâu để xin giấy phép sửa nhà? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc này, các bạn đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

sua nha co can phai xin phep khong (1)

Giấy phép sửa chữa nhà là gì?

giấy phép sửa chữa nhà là một văn bản pháp luật được cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức nhằm mục đích, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp các công trình xây dựng. Khi muốn sửa chữa ngôi nhà bạn cần phải nắm rõ các giấy tờ có liên quan cũng như thủ tục pháp lý để công trình được diễn ra suôn xẻ.

Khi nào sửa chữa nhà ở cần phải xin giấy phép sửa nhà?

Bộ luật xây dựng năm 2014 quy định rõ ràng về hai trường hợp sửa chữa, trùng tu nhà ở bao gồm hạng mục miễn cấp phép và hạng mục bắt buộc phải cấp phép.

sua nha co can phai xin phep khong (3)

– Hạng mục sửa chữa nhà ở không cần xin giấy phép.

Theo khoản 2, điều 89 của luật xây dựng năm 2014 khi sửa chữa nhà mà không làm thay đổi diện mạo của ngôi nhà, không làm thay đổi công năng sử dụng cũng như kết cấu chịu lực (Phần móng, cột, dầm) ban đầu của ngôi nhà. Sửa nhà, trùng tu nhà nhưng không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và đảm bảo an toàn xây dựng. Sửa nhà có làm thay đổi bề mặt bên ngoài nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn với đường trong khu đô thị, sửa lại mái ngói, thay tôn, lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, trang trí nội – ngoại thất thì không cần phải xin giấy phép sửa chữa nhà.

– Hạng mục sửa chữa nhà ở cần phải xin giấy phép.

+ Đối với những hạng mục sửa chữa có thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà như đúc thêm cột, thêm sàn, nâng tầng, bê tông cốt thép,… và có thay đổi kết cấu khung sườn của ngôi nhà khác với bản thiết kế ban đầu như làm lại hoặc thêm cầu thang, gia cố móng nhà, sử lý nghiêng, sụt lún,…
+ Đối với những ngôi nhà muốn thay đổi công năng sử dụng của các phòng chức năng như cơi nới thêm phòng, hay những ngôi nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể gây nguy hiểm trong quá trình sử dụng bắt buộc phải sửa chữa lại cũng cần phải xin giấy phép sửa nhà.
+ Khi xin giấy phép sửa nhà cho những trường hợp này trước tiên bạn cần phải kiểm định chất lượng nền móng có dấu xác nhận của cơ quan hữu quan, sau đó bạn mới làm hồ sơ và trình lên cơ quan chức năng để xin cấp giấy phép.

sua nha co can phai xin phep khong (2)

Hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở gồm những gì?

Theo quy định tại điều 96 của Luật xây dựng năm 2014, hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà ở bao gồm các loại giấy tờ sau:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình.
2. Bản sao một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật.
3. Bản vẽ, ảnh chụp hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình, nhà ở riêng lẻ đề nghị được cải tạo.
4. Đối với công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng, công trình hạ tầng kỹ thuật thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”

sua nha co can phai xin phep khong (5)

Thủ tục xin cấp phép sửa chữa nhà ở như thế nào?

– Những gia chủ đang có ý định sửa chữa lại nhà ở của mình thì cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xin cấp phép sửa chữa theo quy định tại điều 96 của luật xây dựng năm 2014.
– Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ thì nộp hồ sơ tại ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên của khu vực có công trình cần sửa chữa.
+ Thời gian nộp hờ sơ theo giờ hành chính từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần, riêng thứ 6 và thứ 7 nhận hồ sơ vào buổi sáng từ 7:30 đến 11:30.
+ Sau khi tiếp nhận hồ sơ đơn vị có thẩm quyền sẽ xem xét kĩ càng bộ hồ sơ của bạn, nếu có gì không hợp lệ thì sẽ báo lại cho bạn bằng văn bản theo điều 102 của bộ luật xây dựng năm 2014.
+ Ngược lại bộ hồ sơ của bạn đã đầy đủ, không có sai sót hay phải bổ sung thì cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết để cấp phép sửa chữa nhà ở cho bạn theo thời gian quy định.
– Từ ngày nhận hồ sơ, giải quyết và cấp giấy phép trong khoảng 20 ngày.
– Kết quả bạn nhận được có thể là giấy phép xây dựng hoặc văn bản hướng dẫn tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
– Khi đã có giấy phép sửa chữa nhà ở, bạn phải nộp bản thiết kế, hồ sơ pháp lý của nhà thầu phụ trách công trình, giấy đăng kí kinh doanh của đơn vị thi công, chứng chỉ của cán bộ tiến hành thi công, bảo hiểm tai nạn cho công nhân sẽ thực hiện công tác sửa chữa nhà cửa cho các bộ phận phụ trách xây dựng tại địa phương nơi bạn muốn sửa công trình nhà ở.
+ Khi sắp khởi công sửa chữa cải tạo nhà ở bạn cần treo giấy phép xây dựng bản photo trước cửa công trình để tránh những rắc rối có thể xảy ra.

Có nên tự đi xin giấy phép sửa chữa nhà cửa không?

Câu trả lời là không, bởi đối với những đơn vị dịch vụ chuyên nghiệp giấy phép sửa chữa xây dựng nhà ở sẽ rất nhanh có, họ có nghiệp vụ chuyên môn, có những hiểu biết đối với giấy tờ cũng như quy trình xin cấp giấy phép ở từng địa phương. Nếu bạn có ý định sửa chữa nhà ở hãy liên hệ với những đơn vị này để có thể nhanh chóng xin được giấy phép sửa nhà.

Giấy phép sửa nhà có thời hạn bao lâu?

giấy phép xây dựng nhà mới cũng như giấy phép sửa chữa nhà ở sẽ có giá trị trong vòng 12 tháng kể từ ngày cấp phép. Do đó, bạn cần xác định thời gian, tiền bạc để tiến hành xin cấp giấy phép sửa nhà. Khi giấy phép đã hết hạn mà bạn chưa thi công thì bạn cần phải xin gia hạn lại, sau 2 lần gia hạn thì bắt buộc phải tiến hành thủ tục xin giấy phép mới.

Sửa nhà mà không xin cấp phép có bị phạt không?

Đối với những hạng mục thi công sửa nhà bắt buộc phải có giấy phép sửa nhà đã được đề cập bên trên nếu không có giấy phép có thể sẽ bị phạt từ 500.000đ đến 30.000.000đ tùy theo mức độ vi phạm dựa theo quy định tại khoản 1 điều 12 và khoản 3 điều 13 của nghị định 121/2013/NĐ-CP.

Những yêu cầu khi tiến hành sửa chữa, trùng tu nhà ở.

– Tiến hành sửa chữa nhà ở khi đã được cấp phép và phải phù hợp với quy hoạch xây dựng.
– Đối với nhà cao tầng thì bắt buộc phải có tầng hầm.
– Khi sửa chữa nhà cần phải đảm bảo tiêu chuẩn về mật độ xây dựng, không gian cây xanh, bãi đậu xe, không gây ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan đô thị.
– Cần phải tuân theo kết cấu xây dựn cơ sở hạ tầng đô thị, quy định về đường giới chỉ, hành lang an toàn, vỉa hè,…
– Khi tiến hành sửa chữa đảm bảo không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận, không ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, thực hiện đúng quy định phòng cháy chữa cháy.

Trên đây là tất cả những câu hỏi có liên quan đến vấn đề sửa nhà có phải xin phép không? giấy tờ liên quan đến vấn đề sửa nhà,… Hi vọng qua bài viết này các bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong vấn đề sửa chữa nhà cửa của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *